Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Đối thủ của các thể chế tài chính hiện nay?
Chỉ còn hai ngày nữa (31-3) là hạn chót để các quốc gia nộp đơn đăng ký làm thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - định chế tài chính do Trung Quốc khởi xướng. Theo tin mới nhất, đã có 27 quốc gia quyết định tham gia AIIB.

 



 


Ngân hàng AIIB dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2015.

 

Một loạt quốc gia đã bỏ lại phía sau đồng minh Mỹ để nộp đơn gia nhập AIIB. Đầu tiên là Anh, sau đó là hàng loạt nước Châu Âu như Đức, Pháp, Italia, Luxembourg, Thụy Sĩ và mới đây nhất là Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã không để lỡ cơ hội gia nhập thể chế tài chính này. Được dự báo là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới (WB), AIIB được tuyên bố thành lập vào năm ngoái tại Bắc Kinh, là một thành tố trong chiến dịch thiết lập các thiết chế kinh tế, tài chính do Trung Quốc làm đầu tàu. Ngay từ khi hình thành ý tưởng, AIIB đã được nhìn nhận là nhân tố dẫn tới sự đối đầu Bắc Kinh - Washington đối với việc định hình các nguyên tắc kinh tế, thương mại tại Châu Á trong một vài thập kỷ tới.

 

Như vậy, bất chấp sự hoài nghi của cường quốc số một thế giới, những đồng minh gần gũi như Anh, Đức, Pháp đã không chậm chân trong "chuyến tàu" AIIB được ví như "World Bank Trung Quốc". Vậy điều gì làm nên sức hấp dẫn của AIIB? Theo dự kiến, thể chế này (Trung Quốc đứng đầu, đặt trụ sở tại Bắc Kinh) sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay nhằm thúc đẩy đầu tư các lĩnh vực vận tải, năng lượng, viễn thông và các cơ sở hạ tầng của Châu Á. Đây là một dự án nhiều tham vọng (Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lên tới gần 4.000 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng dự trữ ngoại tệ thế giới) và với lượng dự trữ ngoại tệ hùng hậu, một ngân hàng ở Châu Á do Trung Quốc nắm quyền điều hành rất có thể sẽ là một đối trọng đáng nể với WB cũng như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - nơi Mỹ và các đồng minh là những nhà tài trợ lớn nhất. Trung Quốc sẽ đóng 50% vốn đầu tư vào AIIB như một khẳng định sức mạnh về kinh tế cũng như địa - chính trị; đồng thời là biểu tượng cho một xu hướng phát triển mới của lịch sử ngân hàng thế giới. 

 

Sự ra đời của AIIB xuất phát từ nhu cầu thực tế khi Châu Á là khu vực có dân số lớn nhất thế giới, chiếm 60% nhu cầu về vốn để phát triển hạ tầng. Theo dự báo, đến năm 2050, GDP bình quân đầu người ở khu vực Châu Á sẽ đạt 40.000 USD, tương đương với tiêu chuẩn Châu Âu hiện nay. Do vậy, không khó để nhận ra Châu Á sẽ cần lượng đầu tư rất lớn trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Theo ADB, từ năm 2010 đến 2020, Châu Á cần tới 800 tỷ USD, trong đó 68% để xây dựng các cơ sở hạ tầng mới và 32% dùng cho nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện có trong các lĩnh vực năng lượng, thông tin liên lạc, giao thông và xử lý nước thải... 

 

Khác với "sứ mệnh" của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và WB - mang tính toàn cầu, AIIB theo thiết kế hiện nay chỉ mang tính khu vực nhằm hỗ trợ đầu tư nội tại, thúc đẩy sự phát triển, tạo ra thị trường mới đầy năng động cho các nền kinh tế... Sự kiện Anh và các nước Châu Âu gia nhập AIIB chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế. Các nền kinh tế "đầu tàu" Châu Âu chọn AIIB cho thấy các quốc gia không có lý do gì để hy sinh những cơ hội kinh tế có giá trị chỉ để hỗ trợ chiến lược của Mỹ.

 

Trước tham vọng và lợi thế được dự báo của AIIB, sự dè dặt của Washington với AIIB là hiển nhiên. Dẫu vậy, khi nói về AIIB, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Nathan Sheets đã hoan nghênh sự ra đời của các tổ chức tài chính đa phương góp phần củng cố sức mạnh của hệ thống tài chính thế giới. Trước đó, nữ Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, cũng nói rằng IMF sẵn lòng hợp tác với AIIB; đồng thời tin tưởng WB cũng có thái độ tương tự. 

 

Các quốc gia thành viên tiềm tàng của AIIB sẽ bắt đầu nhóm họp tại Almaty, Kazakhstan, vào hôm nay (29-3) để xây dựng quy chế về sự tham gia của họ. Tới ngày 31-3, ngày dự kiến cuối cùng của cuộc họp, tỷ lệ nắm giữ cổ phần sơ bộ sẽ được thiết lập. AIIB có số vốn khởi động là 50 tỷ USD và sẽ tăng lên 100 tỷ USD. Giới ngân hàng quốc tế đang dõi theo số phần trăm cổ phần tại ngân hàng này của Bắc Kinh. Chưa biết liệu AIIB có thực sự là "đối thủ" tiềm tàng với các thể chế tài chính quốc tế trước nó hay không, nhưng rõ ràng sự ra đời của AIIB sẽ là một thách thức tất yếu trước những gì mà thế giới hiện có. 

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Giá dầu, vàng quay đầu giảm mạnh (28-03-2015)
    Nguy cơ từ đồng USD tăng giá (27-03-2015)
    Mỹ sẽ gia nhập ngân hàng Trung Quốc để 'quản' đồng minh? (26-03-2015)
    Trung Quốc đe dọa quyền lực kinh tế Mỹ (25-03-2015)
    Giá dầu tăng mạnh nhờ giá USD giảm (24-03-2015)
    Bloomberg: Việt Nam sẽ trở thành "con hổ" về kinh tế tại Châu Á (23-03-2015)
    Giá dầu thấp làm hơn 100.000 người mất việc (22-03-2015)
    “Giá dầu có thể giảm về mức 15 USD/thùng” (21-03-2015)
    USD tăng giá: Sự thật bị phóng đại ! (20-03-2015)
    Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu? (19-03-2015)
    Đạo đức kinh tế thị trường và thực trạng Việt Nam (18-03-2015)
    Giảm liền 4 phiên, giá dầu xuống thấp nhất 6 năm (16-03-2015)
    Một góc nhìn về văn hóa kinh doanh kiểu Việt Nam (16-03-2015)
    Kinh tế Trung Quốc: Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu (15-03-2015)
    Lo ngại giá dầu tiếp tục giảm sâu (14-03-2015)
    Giá dầu thô đã tìm thấy đáy? (13-03-2015)
    Làm ăn ở Trung Quốc: “thời đại vàng” đã kết thúc? (12-03-2015)
    “OPEC có thể sắp hết thời” (11-03-2015)
    Thời điểm quyết định của Eurozone (10-03-2015)
    Giá dầu ảm đạm, vàng mất giá mạnh (09-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153195044.